Câu bị động Passive Voice: Cấu trúc, cách dùng và ví dụ cụ thể - TDP
Học IELTS dễ dàng hơn - TDP IELTS

Câu bị động Passive Voice: Cấu trúc, cách dùng và ví dụ cụ thể

Câu bị động là một cấu trúc ngữ pháp phổ biến trong tiếng Anh. Đây là dạng câu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người nói và viết diễn đạt ý tưởng một cách linh hoạt và hiệu quả. Để biết câu bị động là gì và hiểu rõ về cấu trúc, cách dùng dạng câu này trong các trường hợp cụ thể, hãy đọc bài viết dưới đây của TDP IELTS nhé!

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ CÙNG CỰU GIÁM KHẢO IELTS

Form TDP IELTS

Câu bị động (Passive Voice) là gì?

Câu bị động (Passive Voice) là gì?
Câu bị động (Passive Voice) là gì?

Câu bị động tiếng Anh là Passive Voice, là dạng câu mà trong đó chủ ngữ là người hoặc vật bị chịu tác động bởi hành động của người hoặc vật khác. Mục đích dùng câu này là để nhấn mạnh các đối tượng bị chịu tác động bởi hành động đó.

Ví dụ:

  • Câu chủ động (Active Voice): The teacher explained the lesson. (Giáo viên giải thích bài học).
  • Câu bị động (Passive Voice): The lesson was explained by the teacher. (Bài học được giải thích bởi giáo viên).

Cấu trúc của câu bị động Passive Voice

Dưới đây là công thức câu bị động chuyển từ câu chủ động:

Câu chủ động: S1 + V + O

=> Câu bị động: S2 + to be + V3/ed (by O)

Trong đó, động từ to be ở câu bị động được chia dựa theo thì của câu chủ động để đảm bảo được nguyên tắc hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.

Trường hợp động từ có 2 tân ngữ, nếu muốn nhấn mạnh tân ngữ nào thì sẽ đặt tân ngữ đó làm chủ ngữ. Tuy nhiên, thường thì chủ ngữ của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.

Chủ ngữ they, people, someone, everyone, anyone

Nếu chủ ngữ của câu chủ động là people, they, someone, everyone, anyone thì những chủ ngữ này không cần đưa vào câu bị động.

Ví dụ:

1, They painted the house (Họ đã sơn nhà)

=>The house was painted (Ngôi nhà đã được sơn). Bỏ by they (bởi họ)

2, People must obey traffic rules (Mọi người phải tuân thủ luật giao thông)

=> Traffic rules must be obeyed (Luật giao thông phải được tuân thủ). Bỏ by people

3, Everyone decided to invest in education (Mọi người quyết định đầu tư vào giáo dục)

=> Education was decided to be invested in (Giáo dục được quyết định sẽ được đầu tư). Bỏ by every people

Cấu trúc của câu bị động Passive Voice
Cấu trúc của câu bị động Passive Voice

Chủ ngữ của câu là người hoặc vật

Nếu chủ ngữ là người hoặc vật thì những chủ ngữ này sẽ chuyển thành tân ngữ và đưa vào câu bị động.

Ví dụ:

1, The teacher taught us a new lesson (Giáo viên dạy chúng tôi bài học mới)

=> We were taught a new lesson by the teacher (Chúng tôi được dạy bài học mới bởi giáo viên)

2, She painted the house (Cô ấy đã sơn nhà)

=> The house was painted by her (Ngôi nhà đã được sơn bởi cô ấy)

3, Thieves stole my car (Kẻ trộm đã đánh cắp xe của tôi)

=> My car was stolen by thieves (Xe của tôi bị đánh cắp bởi kẻ trộm)

Cách chuyển đổi câu chủ động sang dạng bị động

Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động

Để chuyển câu chủ động sang bị động, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định tân ngữ của câu chủ động để dùng làm chủ ngữ trong câu bị động

Bước 2: Xác định thì của câu chủ động để chuyển sang dạng bị động phù hợp

Bước 3: Chuyển chủ ngữ ở câu bị động thành tân ngữ và thêm by hoặc with phía trước. Có thể bỏ by + O nếu là tân ngữ không xác định đã được đề cập ở trên.

Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động
Các bước chuyển câu chủ động sang câu bị động

Cấu trúc câu bị động trong các thì tiếng Anh

Dưới đây là cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động cho từng thì:

Thì Câu chủ động Câu bị động
Quá khứ đơn S + V3/-ed + O S + was/were + V3/-ed (+by Sb/O)
Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + V3/-ed (+by Sb/O)
Quá khứ hoàn thành S + had + V3/-ed + O S + had + been + V3/-ed (+by Sb/O)
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O S + am/is/are + V3/-ed (+by Sb/O)
Hiện tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + V3/-ed (+by Sb/O)
Hiện tại hoàn thành S + have/has + V3/-ed + O S + have/has + been + V3/-ed (+by Sb/O)
Tương lai đơn S + will + V-infi + O S + will + be + V3/-ed (+by Sb/O)
Tương lai gần S + am/is/are going to + V-infi + O S + am/is/are going to + be + V3/-ed (+by Sb/O)
Tương lai hoàn thành S + will + have + V3/-ed + O S + will + have + been + V3/-ed (+by Sb/O)
Động từ khuyết thiếu S + ĐTKT + V-inf + O S + ĐTKT + be + V3/-ed (+by Sb/O)

Ví dụ:

1, Câu bị động quá khứ đơn:

I saw her dancing in the street. (Tôi đã nhìn thấy cô ấy nhảy múa trên đường phố.)

=> She was seen dancing in the street (by me). (Cô ấy được nhìn thấy nhảy múa trên đường phố (bởi tôi).)

2, Câu bị động quá khứ tiếp diễn:

We heard the dog barking at the stranger. (Chúng tôi đã nghe thấy con chó sủa vào người lạ.)

=> The dog was heard barking at the stranger (by us). (Con chó được nghe thấy sủa vào người lạ (bởi chúng tôi).)

3, Câu bị động quá khứ hoàn thành:

They had finished the work before I arrived. (Họ đã hoàn thành công việc trước khi tôi đến.)

=> The work had been finished (by them) before I arrived. (Công việc đã được hoàn thành (bởi họ) trước khi tôi đến.)

4, Câu bị động hiện tại đơn:

She teaches the children English. (Cô ấy dạy tiếng Anh cho trẻ em.)

=> The children are being taught English (by her). (Trẻ em được dạy tiếng Anh (bởi cô ấy).)

5, Câu bị động hiện tại tiếp diễn:

The man is fixing the car. (Người đàn ông đang sửa xe.)

=> The car is being fixed (by the man). (Chiếc xe đang được sửa (bởi người đàn ông).)

6, Câu bị động hiện tại hoàn thành:

I have written the letter. (Tôi đã viết thư.)

=> The letter has been written (by me). (Thư đã được viết (bởi tôi).)

7, Câu bị động tương lai đơn:

They will build a new house next year. (Họ sẽ xây một ngôi nhà mới vào năm tới.)

=> A new house will be built (by them) next year. (Một ngôi nhà mới sẽ được xây dựng (bởi họ) vào năm tới.)

8, Câu bị động tương lai gần:

We are going to paint the house this weekend. (Chúng tôi sẽ sơn nhà vào cuối tuần này.)

=> The house is going to be painted (by us) this weekend. (Ngôi nhà sẽ được sơn (bởi chúng tôi) vào cuối tuần này.)

9, Câu bị động tương lai hoàn thành:

They will have finished the project by the end of the month. (Họ sẽ hoàn thành dự án vào cuối tháng.)

=> The project will have been finished (by them) by the end of the month. (Dự án sẽ được hoàn thành (bởi họ) vào cuối tháng.)

10, Câu bị động với động từ khuyết thiếu:

The book must be read before the exam. (Cuốn sách phải được đọc trước kỳ thi.)

=> The book must be read (by you) before the exam. (Cuốn sách phải được đọc (bởi bạn) trước kỳ thi.)

Xem thêm:

Các dạng câu bị động đặc biệt thường gặp

Dạng 1: Câu bị động với động từ có 2 tân ngữ

Một số câu trong tiếng anh có động từ đi kèm 2 tân ngữ phía sau (gồm tân ngữ chỉ người và tân ngữ chỉ vật). Cụ thể dạng V + someone + something. Để chuyển câu này sang dạng câu bị động có 2 cách:

Câu chủ động Câu bị động
S + V + O1 + O2 Cách 1: Đưa tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ

  • S + be + V3/-ed + O1

Cách 2: Đưa tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ

  • S + be + V3/-ed + Giới từ + O2

Ví dụ:

Câu chủ động: The teacher gave John a book (Cô giáo đã cho John một quyển sách).

Cách 1: Đưa tân ngữ John (tân ngữ gián tiếp là người nhận) lên làm chủ ngữ câu bị động

  • John was given a book by the teacher (John đã được cho một quyển sách bởi cô giáo).

Cách 2: Đưa tân ngữ A book (tân ngữ trực tiếp) lên làm chủ ngữ câu bị động.

  • A book was given to John by the teacher. (Một quyển sách đã được cho John bởi cô giáo).

Dạng 2: Câu bị động kép dạng tường thuật

Đối với các câu kép dạng tường thuật sử dụng các từ như: say (nói), believe (tin), know (biết), report (báo cáo), … khi chuyển sang câu bị động có thể dùng các cách sau:

Câu chủ động Câu bị động
S1 + V1 + that + S2 + V2 + … Cách 1: Dùng S2 làm chủ ngữ câu bị động

  • S2 + be + V3/-ed + to V2 

Cách 2: Dùng chủ ngữ giả ít cho câu bị động

  • It + be + V3/-ed + that + S2 + V2

Ví dụ:

Câu chủ động: People believe that the Earth is round. (Mọi người tin rằng Trái đất hình tròn).

Câu bị động:

  • Cách 1: The Earth is believed to be round. (Trái đất được tin là hình tròn.)
  • Cách 2: It is believed that the Earth is round. (Người ta tin rằng Trái đất hình tròn.)

Dạng 3: Câu bị động dạng sai khiến, nhờ vả, cho phép

Đối với câu chủ động là câu nhờ vả hoặc câu sai khiến với các động từ như have, get, make. Bạn có thể chuyển các câu này sang dạng bị động theo cấu trúc sau:

Câu chủ động Câu bị động
S + have + somebody + V S + have + something + P2 + by sb
S + get + somebody + to-V S + get + something + P2
S + make + sb + V-inf + O Sb + to be + made + to + V-inf + O
S + let/allow + Sb + V-inf + O S + be + let/allowed + to V-inf + O

Ví dụ:

1, The teacher made the students do their homework. (Cô giáo yêu cầu học sinh làm bài tập về nhà).

=> The students were made to do their homework by the teacher. (Học sinh được cô giáo yêu cầu làm bài tập về nhà).

2, My parents allowed me to go to the party. (Bố mẹ cho phép tôi đi dự tiệc).

=> I was allowed to go to the party by my parents. (Tôi được bố mẹ cho phép đi dự tiệc).

3, Last month, I had/got a plumber to fix the pipe. (Tháng trước, tôi đã nhờ một thợ sửa ống nước đến sửa ống nước).

=> Last month, I had/got the pipe fixed by a plumber. (Tháng trước, tôi đã nhờ thợ sửa ống nước sửa ống nước).

Dạng 4: Câu bị động dạng câu hỏi Yes/No

Đối với dạng câu hỏi bị động Yes/No, bạn có thể chuyển chuyển từ câu chủ động theo công thức sau:

Câu chủ động Câu bị động
Do/does + S + V (bare) + O…? Am/is/are + S’ + V3/-ed + (by O)?
Did + S + V (bare) + O …? Was/were + S’ + V3/-ed + by + …?
Modal verbs + S + V (bare) + O + …? Modal verbs + S’ + be + V3/-ed + by + O’?
Have/has/had + S + V3/-ed + O + …? Have/has/had + S’ + been + V3/-ed + by + O’?

Ví dụ:

1, Does your brother often read books? (Anh trai bạn có thường xuyên đọc sách không?)

=> Are books often read by your brother? (Sách có thường xuyên được đọc bởi anh trai bạn không?)

2, Did she go to the cinema last night? (Cô ấy đã đi xem phim tối qua chưa?)

=> Was the cinema gone to by her last night? (Rạp chiếu phim đã được cô ấy đi xem tối qua chưa?)

3, Have you finished your homework yet? (Bạn đã làm xong bài tập về nhà chưa?)

=> Has your homework been finished yet? (Bài tập về nhà của bạn đã được làm xong chưa?)

Dạng 5: Câu bị động với động từ chỉ giác quan

Những câu chủ động có chứa các động từ chỉ giác quan như see (nhìn), hear (nghe), look (nhìn), watch (xem), notice (nhận thấy), … khi chuyển sang dạng bị động sẽ chia làm 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khi ai đó chứng kiến người khác đang làm gì và chỉ thấy một phần của hành động, hoặc hành động đang xảy ra mà có một hành động khác xen vào.

Câu chủ động Câu bị động
S + V2/ed + Sb + V-ing S + was/were + V3/-ed + V-ing

Ví dụ:

 I saw her dancing in the street. (Tôi đã nhìn thấy cô ấy đang nhảy múa trên đường phố.)

=> She was seen dancing in the street. (Cô ấy được nhìn thấy đang nhảy múa trên đường phố.)

Trường hợp 2: Khi ai đó chứng kiến được toàn bộ hành động của người khác từ đầu đến cuối.

Câu chủ động Câu bị động
S + V2/ed + Sb + V S + was/were + V3/-ed + to V

Ví dụ:

I saw the students complete the test. (Tôi đã nhìn thấy học sinh hoàn thành bài kiểm tra.)

=> The students were seen to complete the test by me. (Học sinh được tôi nhìn thấy hoàn thành bài kiểm tra.)

Dạng 6: Câu bị động dạng câu mệnh lệnh

Đối với dạng câu chủ động là câu mệnh lệnh, có thể chuyển sang dạng câu bị động theo công thức sau:

Câu chủ động Câu bị động
Thể khẳng định V + O + … Let O + be + V3/-ed
Thể phủ định Do not + V + O Let + O + not + be + V3/-ed

Ví dụ:

1, Open the door. (Mở cửa ra.)

=> Let the door be opened. (Hãy mở cửa ra.)

2, Do not touch the painting. (Đừng động vào bức tranh.)

=> Let the painting not be touched. (Bức tranh không được đụng vào.)

Xem thêm:

Một số trường hợp không thể chuyển sang câu bị động

Một số trường hợp không thể chuyển sang câu bị động
Một số trường hợp không thể chuyển sang câu bị động

Khi chuyển câu chủ động sang câu bị động, bạn cần lưu ý 3 trường hợp sau không thể chuyển sang dạng câu bị động:

1, Các nội động từ là những động từ không yêu cầu tân ngữ không chuyển được sang dạng bị động.

Ví dụ: She works so hard (Cô ấy làm việc rất chăm chỉ).

2, Có một số trường hợp cấu trúc to be + V3/ed không có nghĩa bị động, mà có thể mang nghĩa chỉ tình huống, trạng thái mà chủ ngữ đang gặp hoặc chỉ việc bản thân mà chủ ngữ tự làm.

Ví dụ:

The baby is crying (Em bé đang khóc)

The door was left open (Cửa đã bị đóng)

3, Chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển sang dạng bị động.

Ví dụ: The company manages its own finances (Công ty tự quản lý tài chính của mình).

Bài tập câu bị động củng cố kiến thức

Dưới đây là một số bài tập về câu bị động giúp bạn củng cố lại những kiến thức trên, hãy thử xem mình làm đúng không nhé!

Bài tập 1: Chuyển các câu sau sang dạng bị động:

1, The teacher corrected my mistakes.

2, The thief stole her car.

3, The children were playing in the park when it started to rain.

4, The president will give a speech tomorrow.

5, Have you finished your homework yet?

Bài tập 2: Chuyển các câu sau sang dạng bị động:

1, Please clean the room.

2, Don’t touch the painting.

3, Turn off the lights.

4, Close the window.

5, Take your seat.

Bài tập câu bị động củng cố kiến thức
Bài tập câu bị động củng cố kiến thức

Đáp án của bài tập trên:

Bài tập 1:

1, My mistakes were corrected by the teacher.

2, Her car was stolen by the thief.

3, The children were being played in the park when it started to rain.

4, A speech will be given by the president tomorrow.

5, Have your homework been finished yet?

Bài tập 2:

1, Let the room be cleaned.

2, Let the painting not be touched.

3, Let the lights be turned off.

4, Let the window be closed.

5, Let your seat be taken.

Lời kết

Trên đây là tất cả những nội dung quan trọng về câu bị động. Hy vọng, với những thông tin do bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dạng câu này. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn hãy truy cập vào TDP IELTS  hoặc Facebook TDP để không bỏ lỡ những bài viết thú vị nhé!

Chia sẻ: 

Tin tức liên quan

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Copyright © 2022. All Rights Reserved by TDP-IETLS.

Proudly created by TADA

ĐĂNG KÝ NGAY

ĐĂNG KÝ NGAY

Tiếng Anh trẻ em TDP Junior