Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là một trong những điều cơ bản mà phụ huynh cần dạy cho con của mình. Việc này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt và tạo ấn tượng tốt với mọi người. Thế nhưng, để rèn cho trẻ thói quen này, ba mẹ cần rèn cho bé ngay từ khi bé còn nhỏ. Hãy cùng TDP Junior tìm hiểu 11 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
ToggleVì sao ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép?
Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là cách mà ba mẹ giúp trẻ phát triển kỹ năng sống và rèn cho trẻ cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống hàng ngày. Việc chào hỏi luôn là sự bắt đầu cho tất cả các tương tác khác khi trò chuyện. Việc chào hỏi lễ phép sẽ giúp trẻ tạo thiện cảm với người đối diện, giúp con kết bạn và được nhiều người quý mến.
Việc chào hỏi đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ ngoài xã hội. Đây là bước khởi đầu cơ bản, thể hiện rằng trẻ là người như thế nào.
Học cách chào hỏi cơ bản như “xin chào”, “tạm biệt” là thói quen tốt mà bé nên học để trở thành một người lịch sự, nhã nhặn. Đây sẽ là hành trang theo con cả đời dù cho con có đang ở độ tuổi nào đi nữa.
Không những dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, ba mẹ cần trang bị cho con kỹ năng mềm khác như tiếng Anh. Việc học tiếng Anh sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy, đồng thời tạo tiền đề để con luyện thi các chứng chỉ tiếng Anh sau này.
Trang bị kỹ năng tiếng anh cho trẻ ngay tại TDP Junior, trẻ sẽ được phát triển kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, diễn thuyết trước công chúng bằng tiếng Anh và làm việc nhóm thông qua các bài giảng và hoạt động trên lớp với phương pháp TDP Junior 102 độc quyền xây nền tiếng Anh 4 kỹ năng.
Xem ngay khóa tiếng Anh cho trẻ TDP Junior hoặc đăng ký tư vấn tại:
11 phương pháp dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn
Lời nói “tạm biệt”, “xin chào” với mọi người là điều quan trọng trong việc giao tiếp với người khác. Thế nhưng, nhiều người lại không có thói quen này vì họ không rèn luyện thường xuyên khi còn bé. Do đó, ba mẹ nên rèn cho trẻ thói quen này càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể học kỹ năng này một cách nhanh chóng. Một số bé gặp khó khăn trong việc chào hỏi bởi rất nhiều lý do. Vì thế, ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép theo những phương pháp phù hợp với con của mình. Dưới đây là một số bí quyết dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép mà ba mẹ nên biết.
Đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các bé
Điều đầu tiên để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép thì ba mẹ cần dạy cho trẻ cách chào hỏi như thế nào. Ba mẹ cần hướng dẫn cụ thể cho các con rằng khi gặp người con quen biết thì phải chào như thế nào, nói lời chào ra sao.
Ví dụ:
- Khi con gặp người lớn hơn mình, con hãy chào như sau: “Con/cháu chào cô/chú/bác/dì… ạ!”
- Khi gặp bạn nhỏ hoặc bạn bè, con có thể chào: “Chào cậu, chào em…”
>> Xem thêm: Tất tần tật vềkhóa học Tiếng Anh trẻ em TDP Junior
Làm gương cho trẻ
Cách nhanh nhất để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép chính là làm gương cho trẻ. Con cái thường học theo các hành động của cha mẹ. Vì thế, nếu muốn con trở thành người lịch sự thì ba mẹ cũng phải là người chào hỏi lễ phép, cư xử lịch sự, tử tế trước mặt các con. Có như vậy thì con mới có thể học theo và biết cách chào hỏi lễ phép.
Nói cho con biết về tầm quan trọng của việc chào hỏi
Ba mẹ nên dành thời gian để giải thích cho các bé hiểu về tầm quan trọng của những lời chào hỏi lễ phép khi gặp người khác vì đôi khi trẻ không hiểu ý nghĩa của việc này nên trẻ không muốn làm.
Cách đơn giản nhất là phụ huynh nên nói với các bé rằng chào hỏi lễ phép là điều nên làm. Đây là một hành vi tốt giúp con kết nối với bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh. Giữa người với người nên có sự gắn kết, kết nối với nhau thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
>> Xem thêm: Chứng chỉ Cambridge là gì? Lợi ích khi trẻ sở hữu chứng chỉ Cambridge
Tạo tình huống để con vừa chơi vừa thực hành kỹ năng chào hỏi lễ phép
Đối với các bé nhỏ, việc vừa chơi vừa thực hành là cách đơn giản nhưng khá thú vị để các con học cách chào hỏi lễ phép. Các tình huống giả lập này giúp con thực hành mà không bị áp lực và dễ dàng áp dụng vào thực tế.
Ví dụ: ba mẹ có thể tạo ra các tình huống như con đang ngồi chơi thì có điện thoại gọi đến. Hãy hỏi con trong trường hợp đó thì con nên nói gì cho phù hợp. Cụ thể:
– Khi con bắt máy con nên nói gì đầu tiên?
– Khi con kết thúc cuộc trò chuyện, con nên nói gì với người bên kia đầu dây?
Hoặc ba mẹ có thể tạo các tình huống khác như con đi dạo công viên gặp giáo viên của mình, con đến nhà cô chú họ hàng,… Những tình huống càng giống với thực tế càng giúp các bé dễ dàng học cách chào hỏi lễ phép hơn.
Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép thông qua bài hát
Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép thông qua bài hát là một cách khá thú vị mà phụ huynh có thể áp dụng. Có khá nhiều bài hát về chủ đề chào hỏi lễ phép như: Đi học về, lời chào buổi sáng, Hello hello How are you,…
Với giai điệu vui tươi, nội dung đơn giản, dễ nhớ, bé sẽ nhớ hướng dẫn trong lời bài hát và áp dụng vào thực tế.
Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép thông qua sách, truyện
Dạy trẻ chào hỏi lễ phép thông qua sách, truyện là một trong những cách khá hay để phụ huynh dạy con kỹ năng này. Phụ huynh có thể tìm mua các đầu sách về dạy trẻ kỹ năng hoặc đơn giản là những quyển truyện ngắn về nhân vật hoạt hình để con đọc và học theo nhân vật trong truyện.
>> Xem thêm: Bí quyết chọn sách dạy Tiếng Anh cho trẻ em
Dạy con thực hành chào hỏi lễ phép ngay tại nhà
Phụ huynh có thể dạy con cách chào hỏi thường ngày ngay khi thức dậy như: chào buổi sáng ba mẹ, chào buổi sáng ông bà. Đây là cách để con thực hành thường xuyên ngay tại nhà. Phụ huynh có thể áp dụng cách này ngay khi con còn bé. Từ đó khi con lớn hơn, con đã quen với việc chào hỏi mọi người và ba mẹ sẽ không cần phải nhắc con nữa.
Trong quá trình thực hành kỹ năng này, bé có thể thường xuyên quên. Đây là một việc khá là bình thường mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải. Vì thế, thay vì quát mắng con, phụ huynh hãy nhắc nhở con một cách nhẹ nhàng. Trước khi đến nhà ai đó, phụ huynh hãy nói trước với con rằng sẽ chào hỏi ai, nên xưng hô như thế nào cho phù hợp.
Dành lời khen và hỗ trợ trẻ trong quá trình học kỹ năng
Một lời khen ngợi hay sự hỗ trợ của phụ huynh sẽ giúp con duy trì thói quen tốt này. Sau khi con đã biết cách chào hỏi lễ phép, phụ huynh vẫn phải quan sát cách con chào hỏi. Nếu con chào hỏi lễ phép, ba mẹ hãy dành cho con một lời khen ngợi để con có thể làm tốt ở những lần tiếp theo.
Nếu con chào hỏi chưa được tốt, ba mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, chỉ ra những điểm sai và gợi ý cho con cách chào hỏi đúng. Điều này sẽ giúp con có thể rút kinh nghiệm và chào hỏi lễ phép ở những lần sau.
Không thúc ép, bắt buộc trẻ chào hỏi khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
Khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép khi gặp người khác, phụ huynh cần lưu ý một điều là không nên bắt buộc, đe dọa hay thậm chí là đánh đòn để bắt con chào hỏi người lớn. Việc này có thể làm trẻ chào hỏi ngay lúc đó nhưng sẽ để lại cảm xúc tiêu cực với trẻ trong việc chào hỏi người khác. Về lâu dài, trẻ sẽ sợ hãi việc chào hỏi lễ phép và trở nên nhút nhát, sợ phải chào hỏi người khác. Vì thế, phụ huynh hãy nhẹ nhàng khuyên bảo, kiên nhẫn dạy con để con dần dần thích nghi và tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Hãy để cho con hiểu rằng việc chào hỏi lễ phép là cách để con kết nối với mọi người, để cuộc sống của con có thêm nhiều điều thú vị. Việc chào hỏi không phải là nhiệm vụ mà ba mẹ bắt con phải làm mà đây là điều con nên làm.
Dạy bé giao tiếp bằng mắt và cử chỉ cũng là một cách dạy kỹ năng chào hỏi lễ phép
Giao tiếp bằng mắt và cử chỉ, hành động cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh chào hỏi lễ phép bằng lời nói, việc thể hiện ánh mắt như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Một số trẻ còn khá ngại ngùng khi nhìn vào ánh mắt của người khác. Vì thế phụ huynh cho các con biết rằng việc nhìn thẳng vào mắt người khác khi trò chuyện thể hiện rằng con tôn trọng họ.
Bên cạnh đó, phụ huynh hãy dạy trẻ ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ như khi con chào hỏi với người lớn tuổi, con hãy khoanh tay để thể hiện sự lễ phép. Con có thể mỉm cười với người đối diện để người khác biết rằng con thân thiện và tôn trọng họ.
Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép an toàn
Ba mẹ nên giải thích với con rằng việc chào hỏi lễ phép là một điều tốt nhưng không phải ai con cũng có thể chào. Hiện nay, có rất nhiều kẻ xấu tiếp cận trẻ em nhằm thực hiện các hành vi xấu xa. Vì thế, hãy dạy trẻ rằng chỉ chào hỏi người quen, còn người lạ thì nên tránh xa, đặc biệt là lúc con đang ở một mình.
>> Xem thêm: Chứng chỉ Flyers là gì? Cấu trúc bài thi Flyers cập nhật mới nhất
Vì sao trẻ không chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn?
Phần lớn phụ huynh đều dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép ngay từ khi còn bé để con có thể thích nghi và hình thành nên thói quen tốt càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không hiếm những trường hợp trẻ không chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn. Việc này không thể hiện rằng con không ngoan, không nghe lời ba mẹ. Dưới đây là một số lý giải về nguyên nhân khiến cho trẻ không chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn:
- Trẻ sợ gặp người lạ, sợ hãi nhút nhát khi tiếp xúc với người khác.
- Trẻ đang mệt hoặc không vui, cáu kỉnh.
- Trẻ cảm thấy lạ lẫm, tự ti.
Mỗi trẻ sẽ thuộc một trường hợp riêng dẫn đến việc con không chào hỏi khi gặp người khác. Trong trường này, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra cách giải quyết phù hợp. Nếu con cảm thấy tự ti, sợ người lạ, ba mẹ hãy cho con biết rằng người lạ này không gây hại cho con. Hoặc khi con sợ hãi, không dám nói lời chào, ba mẹ hãy cho con biết rằng việc nói: “Con chào cô/chú” không hề khó mà rất dễ thực hiện.
Trên đây là tổng hợp 11 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép mà bất kỳ phụ huynh nào cũng nên biết để trang bị cho con kỹ năng này. Từ đó giúp con giao tiếp tốt hơn trong tương lai. Bên cạnh việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, ba mẹ cần trang bị và dạy cho con các kỹ năng mềm khác để chuẩn bị hành trang cho con học tập và phát triển, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ. Nếu ba mẹ đang tìm kiếm khóa học ngoại ngữ cho trẻ, ba mẹ hãy liên hệ ngay với TDP Junior.