Bật mí cách dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả - TDP
Học IELTS dễ dàng hơn - TDP IELTS

Bật mí cách dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả

Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Việc bắt đầu làm quen với tiếng Anh từ khi còn nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn mầm non, sẽ giúp trẻ có được nền tảng vững chắc cho sau này. Vậy làm thế nào để dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non? Bài viết này sẽ chia sẻ những phương pháp dạy và chủ đề học tiếng Anh thú vị, ba mẹ hãy theo dõi ngay nhé.

Bên cạnh học tiếng Anh cho trẻ mầm non, nếu ba mẹ quan tâm đến các khóa học Cambridge cho con, hãy điền form dưới đây để nhận tư vấn miễn phí!

Tiếng Anh trẻ em TDP Junior

Vì sao nên dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non?

Việc học tiếng Anh cho trẻ em mầm non là vô cùng quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về ngôn ngữ lẫn trí tuệ. Cụ thể, việc dạy tiếng Anh sớm cho trẻ mầm non mang lại các lợi ích sau:

  • Giai đoạn vàng để học ngôn ngữ: Trẻ từ 0-6 tuổi tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh. Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên, giúp xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc.
  • Học được phát âm chuẩn từ nhỏ: Trẻ mầm non có khả năng bắt chước âm thanh rất tốt. Việc học tiếng Anh sớm giúp trẻ phát âm chính xác, chuẩn ngay từ đầu.
  • Phát triển trí não và khả năng tư duy: Học tiếng Anh từ sớm giúp trẻ tư duy linh hoạt hơn, kích thích sự phát triển não bộ, giúp trẻ thông minh và sáng tạo hơn.
  • Mở rộng vốn từ và khả năng ghi nhớ: Trẻ học song ngữ có vốn từ vựng phong phú và khả năng ghi nhớ tốt hơn, hỗ trợ tích cực cho việc học sau này.
Vì sao nên dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non?
Vì sao nên dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non?

Xem thêm:

Các chủ đề học tiếng Anh cho trẻ mầm non phổ biến

Các chủ đề, bài học tiếng Anh cho trẻ mầm non phổ biến thường xoay quanh những gì quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của bé, giúp bé dễ dàng liên tưởng và ghi nhớ. Dưới đây là một số chủ đề học tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Các chủ đề học tiếng Anh cho trẻ mầm non phổ biến
Các chủ đề học tiếng Anh cho trẻ mầm non phổ biến

Bảng chữ cái

Khi bắt đầu dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non, bảng chữ cái là chủ đề đầu tiên và quan trọng nhất. Việc làm quen với bảng chữ cái giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển kỹ năng đọc sau này. Đây là bước cơ bản để trẻ có thể nhận diện âm, vần và ghép chúng lại thành từ.

Một số cách dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho trẻ mầm non ba mẹ có thể áp dụng như:

  • Học qua bài hát: Trẻ em dễ dàng ghi nhớ bảng chữ cái thông qua các bài hát vui nhộn. Những bài hát như “The Alphabet Song,” “The ABC Song,” “ABC Dance with Pinkfong,” và “Bingo Dog Song” không chỉ giúp trẻ học chữ cái mà còn tạo không khí học tập vui nhộn.
  • Chơi trò chơi nối chữ cái: Ba mẹ có thể sử dụng các chữ cái in sẵn và yêu cầu trẻ nối chúng với những chữ cái được dán trên bảng. Cách học này giúp trẻ ghi nhớ và nhận diện chữ cái nhanh hơn thông qua tương tác trực tiếp.
  • Sử dụng flashcard: Flashcard là một công cụ học tập hiệu quả để trẻ nhận biết chữ cái. Các thẻ flash đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ hình dạng và tên gọi của các chữ cái. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, nên dạy trẻ một mẫu chữ thống nhất, chưa cần phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường.

Bảng chữ số, phép tính

Việc học bảng chữ số là một bước quan trọng giúp trẻ nhận biết và gọi tên các con số, đây cũng là nền tảng để trẻ làm quen với các phép toán cơ bản như cộng và trừ. Dưới đây là các cách dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non ba mẹ có thể áp dụng:

  • Dạy trẻ đếm số: Dạy trẻ đếm là bước đầu tiên giúp trẻ làm quen với các con số. Trẻ có thể bắt đầu bằng cách đếm từ 1 đến 10, sau đó dần dần mở rộng phạm vi lên tới 100, 1000, …
  • Viết số và tô màu: Cho trẻ viết số và tô màu các chữ số giúp trẻ nhớ kỹ hơn hình dạng của chúng. Đây cũng là cách để kết hợp giữa học và chơi, giúp trẻ hứng thú hơn trong việc học số.
  • Chơi trò chơi với các con số: Trò chơi liên quan đến số như ghép số, tìm số hay đếm đồ vật sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn. Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ và nhận diện các con số.
  • Làm các phép tính cộng trừ đơn giản: Khi trẻ đã quen với các con số, ba mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ làm các phép tính cộng trừ đơn giản. Điều này giúp trẻ hiểu thêm về mối quan hệ giữa các con số và phát triển kỹ năng tư duy logic.
  • Học chữ số qua bài hát: Có rất nhiều bài hát đếm số bằng tiếng Anh. Chẳng hạn như “Number Song,” “Five Little Ducks,” “Ten Little Insects,” “Counting 1-10 Song,” và “Five Little Monkeys Jumping on the Bed”. Ba mẹ có thể mở những bài hát này để cho con tập đếm theo bài hát.

Màu sắc

Màu sắc là một trong những chủ đề thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Học về màu sắc giúp trẻ phát triển khả năng nhìn và nhận biết. Đây cũng là một trong những bài học đầu tiên khi trẻ bắt đầu học tiếng Anh.

Để giúp con học tốt chủ đề này, ba mẹ có thể tham khảo cách dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non dưới đây:

  • Cho con nhận biết màu cơ bản: Ba mẹ hãy bắt đầu bằng cách dạy trẻ nhận biết và gọi tên các màu sắc cơ bản như đỏ, xanh, vàng, xanh lá, …
  • Tập cho bé phát âm và so sánh màu sắc: Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ phát âm tên các màu và so sánh các màu với nhau. Điều này sẽ giúp trẻ nhớ kỹ hơn.
  • Cho bé tô màu và vẽ tranh: Ba mẹ nên khuyến khích trẻ tô màu và vẽ tranh, điều này sẽ giúp trẻ vừa học vừa chơi và ghi nhớ màu sắc tốt hơn.
  • Cho con đọc sách với tranh minh họa: Sử dụng sách có nhiều hình ảnh màu sắc là cách tốt để ba mẹ có thể dạy trẻ nhận biết màu qua tranh.
  • Để trẻ học màu sắc qua bài hát:  Ba mẹ có thể cho trẻ nghe và hát các bài hát về màu sắc như “The Color Song,” “I See Something Pink,” “What Color Are You Wearing?” và “Rainbow Colors Song” để trẻ dễ dàng ghi nhớ tên các màu.

Hình dạng và kích thước

Học về hình dạng và kích thước rất quan trọng đối với trẻ mầm non. Đây là bước đầu tiên trong việc học hình học và giúp trẻ phát triển khả năng mô tả và so sánh. Để con có thể phân biệt được hình dạng và kích thước, ba mẹ có thể tham khảo một số cách dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non sau:

  • Dạy trẻ các hình dạng cơ bản: Ba mẹ hãy bắt đầu với việc dạy trẻ nhận diện các hình dạng đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình ô van, hình trái tim và hình ngôi sao.
  • So sánh và phân biệt hình dạng: Ba mẹ hãy giúp trẻ học cách so sánh các hình dạng với nhau và phân biệt giữa chúng. Ví dụ, trẻ có thể so sánh hình vuông với hình chữ nhật để nhận ra sự khác biệt về kích thước và số lượng cạnh.
  • Cho trẻ tạo ra các hình dạng: Ba mẹ nên khuyến khích trẻ vẽ hoặc tạo ra các hình dạng từ các vật liệu đơn giản. Việc này giúp trẻ hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng hình dạng.
  • Kết hợp học cùng với số đếm: Khi dạy các hình dạng, có thể kết hợp việc đếm số cạnh hoặc số góc của các hình. Điều này giúp trẻ học số đếm một cách tự nhiên cùng lúc với việc nhận diện hình dạng.

Hoa quả và các loại rau củ

Việc học về hoa quả và rau củ không chỉ giúp trẻ biết nhiều loại thực phẩm mà còn khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh. Để làm cho việc học này trở nên thú vị và hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp học tiếng Anh cho trẻ mầm non sau:

  • Dạy phát âm và nhận diện: Ba mẹ hãy bắt đầu bằng việc dạy trẻ cách phát âm tên các loại trái cây và rau củ bằng tiếng Anh, như “banana” (chuối), “apple” (táo), “carrot” (cà rốt). Đồng thời, giúp trẻ nhận diện màu sắc và đặc điểm của các loại thực phẩm này.
  • Kết hợp với số lượng và màu sắc: Ba mẹ nên giúp trẻ học đếm số lượng và phân biệt màu sắc của các loại hoa quả và rau củ. Ví dụ, hỏi trẻ “Có bao nhiêu quả chuối trong rổ?” hoặc “Quả táo có màu gì?”.
  • Áp dụng nhiều phương pháp học: Ba mẹ có thể kết hợp nhiều cách dạy khác nhau như sử dụng hình ảnh của trái cây và rau củ để chơi trò chơi. Sử dụng flashcard, hoặc cho trẻ nghe và hát các bài hát về trái cây và rau củ như “Happy Fruits, Where Are You?”, “What Do You Want to Eat?”, “The Fruits Song,” và “What Would You Like to Eat?”.

Chào hỏi và giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là mục tiêu quan trọng khi học tiếng Anh, không chỉ đơn thuần là nhớ từ vựng mà là sử dụng chúng trong các tình huống thực tế. Đối với trẻ mầm non, việc học chào hỏi và giao tiếp cơ bản giúp trẻ tự tin hơn khi nói tiếng Anh và tương tác với người khác.

Ba mẹ có thể dạy con các mẫu câu giao tiếp cơ bản sau khi dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non:

* Chào hỏi cơ bản:

  • Hello / Hi (Xin chào)
  • Goodbye / See you soon (Tạm biệt / Hẹn gặp lại)
  • Good morning / Good afternoon / Good evening (Chào buổi sáng / Chào buổi chiều / Chào buổi tối)

* Xin lỗi và cảm ơn:

  • Sorry / I’m sorry (Xin lỗi / Tôi xin lỗi)
  • Thank you / Thanks (Cảm ơn bạn)
  • Many thanks / Thank you very much (Cảm ơn rất nhiều)

* Giới thiệu bản thân:

  • What’s your name? / My name is… / I’m… (Bạn tên là gì? / Tôi tên là… / Tôi là…)
  • How old are you? / I’m… years old (Bạn bao nhiêu tuổi? / Tôi… tuổi)

* Hỏi thăm sức khỏe, sở thích:

  • How are you? / I’m fine, thank you (Bạn có khỏe không? / Tôi khỏe, cảm ơn bạn)
  • What is your hobby? / My hobby is… (Sở thích của bạn là gì? / Sở thích của tôi là…)

Phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non

Để giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên, ba mẹ cần áp dụng những phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non được nhiều người áp dụng.

Phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non
Phương pháp dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non

Cho trẻ chơi các trò chơi tiếng Anh

Các trò chơi học tiếng Anh cho trẻ mầm non như Bingo, Simon Says và Remembering Pictures giúp trẻ học từ mới, cải thiện khả năng giao tiếp và ghi nhớ, đồng thời khiến việc học trở nên vui vẻ hơn. Trẻ cũng có cơ hội thực hành giao tiếp và làm việc cùng bạn bè qua các trò chơi nhóm như Circle Game hoặc các phần mềm học tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Sử dụng tiếng Anh qua các tình huống hàng ngày

Để cải thiện khả năng học tiếng Anh cho trẻ mầm non, phụ huynh nên tích cực sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, khi trẻ mặc đồ, ba mẹ có thể dạy trẻ nói “This is blue socks” (Đây là đôi tất màu xanh), hoặc khi dọn dẹp, ba mẹ nói “Put the teddy bear on the bed” (Hãy đặt gấu bông lên giường). Việc này giúp trẻ áp dụng từ vựng vào thực tế, tạo phản xạ tự nhiên và nâng cao sự tự tin trong giao tiếp.

Cho trẻ học qua sách, truyện tranh

Để trẻ mầm non học tiếng Anh hiệu quả, ba mẹ hãy sử dụng sách và truyện tranh có nhiều hình ảnh sinh động. Khi đọc sách cùng trẻ, ba mẹ hãy chỉ vào các bức tranh và phát âm từ vựng liên quan bằng tiếng Anh, chẳng hạn như “This is a cat” (Đây là con mèo).

Sau đó, yêu cầu trẻ nhắc lại và hỏi lại bằng tiếng Anh như “Where is a cat?” (Con mèo đâu rồi?). Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ mầm non này giúp trẻ vừa học từ mới, vừa củng cố kỹ năng nghe và nói thông qua các hình ảnh và câu hỏi tương tác.

Cho trẻ nghe các bài hát tiếng Anh

Học tiếng Anh qua bài hát cho trẻ mầm non là một cách để ba mẹ giúp con học từ mới và cải thiện phát âm. Ba mẹ nên chọn những bài hát vui nhộn, phát âm rõ ràng, với những video học tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp.

Trẻ sẽ dễ dàng nhớ từ vựng hơn khi vừa nghe, vừa nhìn theo các hành động trong bài hát. Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ mầm non này làm cho việc học trở nên thú vị, giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh hiệu quả hơn.

Cho trẻ xem phim hoạt hình tiếng Anh

Khi ba mẹ dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non nên dành thời gian xem phim hoạt hình mỗi ngày cùng con. Một số bộ phim ba mẹ có thể chọn phù hợp với độ tuổi của con giúp con cải thiện khả năng nghe và phát âm như Peppa Pig, The Magic School Bus, Finding Nemo, và Mickey Mouse Clubhouse, …

Dạy trẻ học từ vựng qua hình ảnh, flashcard

Ba mẹ nên sử dụng flashcard để dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ mầm non, vì trẻ thường hứng thú với hình ảnh sinh động. Hãy chọn bộ flashcard có hình ảnh rõ ràng, từ vựng và nghĩa tiếng Việt để giúp trẻ dễ dàng học từ mới ở bất kỳ đâu. Việc này không chỉ làm cho việc học trở nên thú vị mà còn giúp trẻ ghi nhớ từ vựng hiệu quả hơn thông qua hình ảnh trực quan.

Cho trẻ tiếp xúc với môi trường nói tiếng Anh

Ba mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc sớm với môi trường nói tiếng Anh và các ngôn ngữ khác để phát triển khả năng ngoại ngữ. Khi trẻ thường xuyên nghe và thấy các ngôn ngữ xung quanh, não bộ của trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn và dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ mới.

Ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các CLB tiếng Anh, cuộc thi, trò chơi và giao lưu với bạn bè bằng tiếng Anh. Phương pháp này giúp trẻ làm quen với tiếng Anh trong các tình huống thực tế, nâng cao khả năng giao tiếp và học tập hiệu quả.

Xem thêm:

Các tiêu chí để chọn môi trường học tiếng Anh cho trẻ mầm non

Việc chọn môi trường học tiếng Anh cho trẻ mầm non là một quyết định quan trọng. Khi đưa ra lựa chọn, các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trên để tìm được một môi trường học tập tốt nhất cho con em mình. Dưới đây là một số yếu tố ba mẹ nên cân nhắc khi chọn môi trường học cho con.

Các tiêu chí để chọn môi trường học tiếng Anh cho trẻ mầm non
Các tiêu chí để chọn môi trường học tiếng Anh cho trẻ mầm non

Chương trình học

Chương trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non là “bản đồ” định hướng cho quá trình học tập của bé. Một chương trình học tốt sẽ giúp bé tiếp cận tiếng Anh một cách tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với độ tuổi. Không chỉ tập trung vào việc dạy từ vựng và ngữ pháp mà còn tạo ra các hoạt động giúp bé thực hành giao tiếp, như hát, chơi trò chơi, kể chuyện bằng tiếng Anh.

Cơ hội thực hành

Thực hành là yếu tố then chốt để bé có thể thành thạo một ngôn ngữ mới. Cơ hội thực hành càng nhiều, bé càng nhanh chóng tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh. Một lớp học tiếng Anh tốt sẽ có nhiều hoạt động giao tiếp như trò chuyện, đóng kịch, làm việc nhóm, giúp bé có cơ hội sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.

Chất lượng giáo viên

Giáo viên là người truyền đạt kiến thức và tạo động lực học tập cho bé. Một giáo viên giỏi sẽ giúp bé yêu thích tiếng Anh và đạt được kết quả tốt. Đồng thời biết cách tạo ra một không khí lớp học vui vẻ, tạo điều kiện cho bé tự tin thể hiện bản thân.

Thời lượng học

Thời lượng học ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập của bé. Quá ngắn, bé không đủ thời gian để tiếp thu kiến thức, quá dài, bé có thể bị nhàm chán. Đối với trẻ mầm non, mỗi buổi học tiếng Anh nên kéo dài khoảng 30-45 phút.

Sỉ số lớp học

Sỉ số lớp học ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và khả năng tương tác của bé với giáo viên. Với các phương pháp giảng dạy tương tác, lớp học cần có sỉ số nhỏ để giáo viên có thể quan tâm đến từng bé. Đối với trẻ mầm non, lớp học lý tưởng có khoảng 10-15 bé.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất tốt sẽ tạo ra một môi trường học tập thoải mái và hiệu quả cho bé. Một phòng học tiếng Anh lý tưởng sẽ được trang trí bắt mắt với nhiều hình ảnh, đồ vật liên quan đến chủ đề học tập. Đồng thời cung cấp đủ các đồ dùng, dụng cụ liên quan giúp bé vừa học vừa khám phá.

Một số câu hỏi liên quan đến việc học tiếng Anh cho trẻ mầm non

Nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh khi nào?

Ba mẹ nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh từ khi bé 1 tuổi rưỡi đến 5 tuổi (học tiếng Anh cho trẻ mầm non). Đây là độ tuổi tốt nhất để học tiếng Anh, vì đây là giai đoạn các bé có thể dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ mới, não bộ đang được phát triển. Nên việc học và ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn, tự nhiên hơn.

Trẻ mầm non nên học chương trình tiếng Anh nào uy tín?

Đối với trẻ mầm non, ba mẹ nên tham khảo cho con học chương trình Cambridge. Đây là chương trình được sử dụng trên toàn cầu để đánh giá tiếng Anh bốn kỹ năng, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non, Cambridge có những chứng chỉ riêng dành cho những độ tuổi này. 

Lời kết

Trên đây là những chủ đề và phương pháp học tiếng Anh cho trẻ mầm non. Hy vọng, với những thông tin do bài viết cung cấp sẽ giúp ba mẹ có thể lựa chọn được phương pháp và cách học tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp. Bên cạnh chủ đề trên TDP Junior còn cung cấp nhiều chủ đề thú vị khác giúp bé học tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày. Hãy thường xuyên theo dõi Fanpage TDP Junior để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhất.

Chia sẻ:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Copyright © 2022. All Rights Reserved by TDP-IETLS.

Proudly created by TADA

ĐĂNG KÝ NGAY

ĐĂNG KÝ NGAY

Tiếng Anh trẻ em TDP Junior